Tìm hiểu về Chứng thư của IGG


 

  1. Số phiếu và ngày tháng:
  • Số phiếu (Report No.): là một số nhất định được cấp cho mỗi sản phẩm được kiểm định tại Viện ngọc IGG. Trong trường hợp sản phẩm đó được mang kiểm định lại khi bị mất chứng thư ban đầu, hoặc đã được gắn lên đồ trang sức, đánh bóng, mài cắt lại,… thì sản phẩm đó sẽ được lấy mã số mới.
  • Ngày tháng (Date): Là ngày mà sản phẩm đó được tiến hành kiểm định và cấp chứng thư tại IGG.
  1. Mô tả (Description): Phần này sẽ mô tả các đặc điểm chung của mẫu vật được kiểm định.
  • Đặc điểm mẫu (Object, Items): Đặc điểm chung  của mẫu vật được kiểm định, đó có thể là các viên đá rời, đá gắn trên hàng trang sức (mặt dây, nhẫn, đôi hoa tai, mặt dây chuyền, lắc tay,…), hoặc cũng có thể là các viên đá thô, hoặc mỹ nghệ chạm khắc,…
  • Trọng lượng hoặc tổng trọng lượng (Weight or Total weight): Trọng lượng của mẫu vật kiểm định có thể được cân bằng carat (với những viên đá rời, kim cương, sản phẩm mỹ nghệ nhỏ,…) hoặc bằng gram, kilogram, tấn,… với những mẫu vật được gắn trên đồ trang sức hoặc những viên đá có kích thước lớn, đồ mỹ nghệ.  Khi sản phẩm kiểm định được gắn trên đế, trên đồ trang sức thì trọng lượng thể hiện trên chứng thư sẽ là trọng lượng tổng (total weght). Độ chính xác của đơn vị đo được lấy hai chữ số sau dấu phẩy, với nguyên tắc làm tròn lên với số thứ 3 sau dấu phẩy lớn hơn hoặc bằng 8 và làm tròn xuống khi giá trị đó nhỏ hơn 8. Ví dụ, 0.458ct thì được làm tròn thành 0.46ct; và 0.457ct thì được làm tròn thành 0.45ct.
  • Số lượng (Quantity): là số lượng viên đá được kiểm định trong chứng thư, cũng có thể là số lượng các viên đá được gắn trên cùng một sản phẩm trang sức.
  1. Kết quả giám định (Testing Results): Phần này mô tả các kết quả giám định (đối với đá quý), hoặc kết quả phân cấp chất lượng (đối với kim cương, ngọc trai) được xác định tại thời điểm kiểm định, dựa trên hệ thống thiết bị kiểm định ngọc học hiện được trang bị tại Viện và do các chuyên gia được đào tạo và có kinh nghiệm tiến hành. Trong phần này sẽ bao gồm các thông số cơ bản sau:
  • Hình dạng và kiểu chế tác (Shape and Cut): Mô tả về đặc điểm hình dạng của mẫu vật, có thể là các hình dạng cơ bản như tròn, ovan, vuông, chữ nhật, gối,… hoặc hỗn hợp (mixed cut). Với ngọc trai có thể là các hình như hình cầu, hình trứng hình dạng không xác định (baroque),…Với kim cương có thể là các hình tròn brilliant, vuông princess,…
  • Kiểu chế tác của mẫu vật: sẽ được mô tả cụ thể dựa trên đặc điểm thật, có thể là mài giác (faxet) hoặc mài khum (cabochon). Các sản phẩm mỹ nghệ có thể là tượng chạm khắc, mẫu thô, hoặc mẫu thô được đánh bóng,…
  • Kích thước (Dimensions): Là kích thước thực đo của mẫu vật kiểm định. Kích thước thường được thể hiện bằng đơn vị milimet (mm) hoặc với các mẫu vật có kích thước lớn thì có thể là centimet (cm) hoặc mét (m). Độ chính xác thường được lấy hai chữ số sau dấu phẩy.
  • Màu sắc (Color):

     + Đối với đá quý màu: Màu sắc của sản phẩm được mô tả theo biểu đồ màu được áp dụng hầu hết ở các phòng ngọc học trên thế giới. Màu được mô tả sẽ bao gồm các yếu tố gam màu (body color), cường độ màu (tone) và độ bão hòa màu (saturation). Ví dụ: đỏ hơi đậm, xanh lục nhạt phớt vàng,…

     + Đối với kim cương không màu: Màu được so sánh với bộ mẫu chuẩn màu của GIA, và trong điều kiện chiếu sáng tiêu chuẩn. Dải màu chuẩn gồm các cấp lần lượt từ D, E, F,…..Z. Cấp màu của kim cương sẽ được ít nhất 3 chuyên viên giám định đánh giá và kết quả cuối cùng được lấy trên kết quả đồng thuận chung.

     + Đối với ngọc trai: màu được mô tả theo bảng màu chuẩn, bao gồm màu chính (body color) và sắc màu (overtone).

  • Độ đều màu (Eveness): Mô tả độ đều màu của sản phẩm kiểm định, đối với những sản phẩm có nhiều màu hoặc những sản phẩm có sọc, dải màu, đới màu,…
  • Độ tinh khiết (Clarity): Mô tả đặc điểm chứa bao thể hoặc tạp chất bên trong của sản phẩm. Đối với đá quý nói chung, độ tinh khiết được chia ra làm 3 cấp tùy thuộc vào mức độ xuyên qua của ánh sang khi truyền qua viên đá (dựa vào việc quan sát nét chữ viết xuyên qua viên đá). Viên đá sẽ là “trong suốt” khi nó cho phép quan sát được nét chữ rõ ràng; viên đá là “bán trong suốt”  khi nó cho phép quan sát được nét chữ nhưng không rõ rang, và viên đá được cho là “đục” khi nó không cho phép quan sát được nét chữ xuyên qua nó.

     + Với kim cương: Độ tinh khiết sẽ được đánh giá theo tiêu chuẩn của GIA, với các cấp từ IF, VVS (VVS1, VVS2), VS (VS1, VS2), SI (SI1, SI2, SI3), và P (P1, P2, P3), căn cứ vào độ chứa bao thể và khuyết tật bên trong và bên ngoài viên kim cương đó. Cũng như khi đánh giá cấp màu, cấp độ tinh khiết cũng được ít nhất 3 chuyên viên đánh giá và kết quả cuối sùng được lấy trên cơ sở kết quả đồng thuận.

  • Đặc điểm bên trong (Internal features): Phần này mô tả các đặc điểm bên trong quan sát được khi giám định sản phẩm dưới kính hiển vi ngọc học. Các đặc điểm được mô tả có thể là các bao thể khoáng vật, đặc điểm đới màu, cấu trúc sinh trưởng,…hoặc đối với ngọc trai có thể là các ngấn, đốm sinh trưởng trên bề mặt. Cũng có thể là các đặc điểm của viên đá được xử lý hoặc các dấu hiệu của việc tổng hợp như đường sinh trưởng cong, bao thể khí,…
  • Chất lượng chế tác (cut) đối với kim cương: Được đánh giá theo tiêu chuẩn 4C của GIA, bao gồm các cấp từ Hoàn hảo (Excellent), Rất tốt (Very Good), Tốt (Good) Trung bình (Fair) và kém (Poor). Việc đánh giá dựa vào đặc điểm chế tác của chúng, gồm tỷ lệ cân đối (proportion), độ mài bóng (polish), tính đối xứng (symmetry) của các yếu tố mặt, cạnh, đỉnh, góc,...
  1. Mã vạch (GTIN): Là mã số định danh sản phẩm toàn cầu (Global Trade Item Number) của sản phẩm được kiểm định.  Mỗi chủng loại sản phẩm sẽ đặc trưng bởi một mã vạch (GTIN) nhất định do Viện ngọc IGG quy định. Hệ thống mã vạch này được Viện ngọc IGG đăng ký tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và cấp duy nhất cho Viện ngọc IGG. Một mã GTIN sẽ bao gồm 13 số và sẽ mã hóa các thông tin cơ bản của chủng loại sản phẩm. Trường hợp khách hàng cần tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm trên chứng thư có thể truy cập theo đường link: http://gs1.org.vn/gtin/
  2. Kết luận (Conclusion): Kết luận về chủng loại của sản phẩm được kiểm định. Phần kết luận sẽ cụ thể hóa tên của đá quý, thuộc nhóm khoáng vật nào (nếu chúng là một biến thể trong một nhóm khoáng vật), tự nhiên hay không tự nhiên.
  3. Nhận xét (Comments): sẽ ghi nhận xét của chuyên gia thẩm định về sản phẩm đó. Các vấn đề được đề cập có thể là:
  • Bản chất của đá quý: đá xử lý, đá tổng hợp, đá được nhuộm màu,…
  • Tên thường gọi của loại đá quý đó,…
  • hoặc cũng có thể là các yếu tố khác trên sản phẩm như kết kim cương, tuổi vàng,…
  • Nguồn gốc, xuất xứ (Origin) của sản phẩm.
  1. Cấp chất lượng (Quality Grade): Đối với chứng thư ngọc trai

Chất lượng được đánh giá theo tiêu chuẩn 2C và 4S và được phân thành các cấp: AAA, AA+, AA, A+, A, B và C.

  1. Môi trường nuôi (Water): Đối với chứng thư ngọc trai

Kết quả giám định sẽ cho phép kết luận sản phẩm được kiểm định là ngọc trai nước mặn hay ngọc trai nước ngọt.

  1. Bảo mật: Trên chứng thư bao gồm mã QR code bảo mật của Viện IGG.
  2. Thông tin tra cứu: Phần cuối của chứng thư sẽ có đường link để khách hàng có thể tra cứu chứng thư trên hệ thống cơ sở dữ liệu của Viện IGG. Tra cứu bằng việc gõ số chứng thư vào ô “Tìm kiếm” trên website theo đường link: www.igg.vn

 

Dịch vụ kiểm định